SỐ HÓA TRONG VẬN TẢI & LOGISTICS

SỐ HÓA TRONG VẬN TẢI & LOGISTICS

Ngày 08/6/2021, Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Hộ chiếu logistics thế giới (WLP) với chủ đề “Hình thành con đường phía trước cho tương lai của vận tải hàng hóa và logistics” đã được tổ chức thành công dưới sự chủ trì của Sultan Ahmed bin Sulayem, Chủ tịch Tổ chức DP World and Port, Customs and Freezone Corporation (PCFC), Dubai, UAE.

Các nhà lãnh đạo được mời tham gia thảo luận tại Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Ngoại thương kiêm Bộ trưởng phụ trách Thu hút và giữ chân nhân tài tại Bộ kinh tế – UAE; Bộ trưởng Bộ Phát triển Công nghiệp hóa, Thương mại và Doanh nghiệp – Kenya; Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Kế hoạch và hợp tác – Senegal; Bộ trưởng Bộ Thương mại và Hội nhập – Kazakhstan; Thứ trưởng Bộ Kết cấu hạ tầng – Brazil; Chủ tịch FIATA Basil Pietersen; Giám đốc Bộ phận Tuân thủ và Tạo thuận lợi của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO); ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA); và một số lãnh đạo cấp cao khác của các cơ quan, đơn vị liên quan đến WLP.

WLP được triển khai trong năm 2019 thể hiện tầm nhìn rộng lớn, nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thương mại thế giới. WLP là một sáng kiến ​​do khu vực tư nhân có trụ sở tại Dubai (UAE) đề xuất nhằm thúc đẩy thương mại thông qua chương trình khách hàng thân thiết vận chuyển hàng hóa đa phương thức toàn cầu.WLP cung cấp các lợi ích tài chính và phi tài chính cho các thương nhân và nhà giao nhận vận tải nhằm tăng cường giao dịch thương mại thông qua các đối tác phân khúc như cảng biển, hãng hàng không và hải quan. Tạo ra dịch vụ nhanh hơn, hiệu quả về chi phí và dễ dàng tiếp cận thị trường.

Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu WLP 2021 đã ghi nhận những kết quả đạt được và xác định con đường phía trước cho chương trình khách hàng thân thiết vận chuyển hàng hóa đầu tiên trên thế giới được thiết lập tại hơn 20 trung tâm (Hubs) và cổng thông thương (Gateway) tại châu Mỹ La tinh (Mexico, Ecuador, Paraguay, Brazil, Paraguay, châu Phi (South Africa…), và châu Á (Kazatan, India, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam).

tdlogistics WLP

Tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại UAE, VLA đã ký Thỏa thuận với DWP vào đầu tháng 5/2021 và đăng ký trở thành thành viên của Chương trình WLP. Hiện nay, DWP đang trao đổi tiếp với tổ chức sân bay, cảng biển và hải quan để hòan thành việc ký kết tiếp theo.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch VLA – Lê Duy Hiệp nêu rõ, VLA là tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam và đã chính thức trở thành thành viên phối hợp cho WLP ở Việt Nam sau khi ký Thỏa thuận. Mục tiêu của việc hợp tác giữa VLA và WLP là nhằm giúp các nhà giao nhận vận tải/logistics Việt Nam giảm chi phí logistics và góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam qua việc tăng cường hơn cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong khu vực châu Á và toàn cầu, trước hết là khu vực Trung Cận Đông, Nam Mỹ và châu Phi. Mạng lưới WLP có thể hỗ trợ và mang lại lợi ích cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong việc tiếp cận cắt giảm chi phí và thời gian tại các trung tâm (Hubs) toàn cầu khác khi kinh doanh, nhất là vận tải đa phương thức bằng đường biển – đường hàng không, ví dụ như ở Brazil, Nam Phi và Ấn Độ. VLA hy vọng sẽ cộng tác chặt chẽ với đội ngũ WPL để phát triển kinh doanh theo hình thức WLP ở Việt Nam mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn cho Hội viên và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam.

Các Bộ trưởng, lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo các tổ chức và hiệp hội quốc tế đã chia sẻ quan điểm về tương lai chính định hình ngành vận tải hàng hóa/logistics và cách WLP có thể đóng góp vào thương mại quốc tế ngày càng tốt hơn, nhất là trong điều kiện đại dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng toàn cầu và phục hội kinh tế của các nước hậu COVID-19.

Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất đã thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố và hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh WLP 2022.

Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh WLP 2021 thông qua các vấn đề sau:

– Nhất trí về tầm quan trọng của Thương mại toàn cầu đối với việc phát triển kinh tế, chống đỡ và hợp tác đa biên.

– Thừa nhận lợi ích của WLP như là một sáng kiến của khu vực tư nhân nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cắt giảm chi phí và thời gian trong việc kinh doanh thương mại quốc tế.

– Thừa nhận rằng WLP là một phần không thể thiếu trong phản ứng kinh tế toàn cầu nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế khi đối mặt với cuộc khủng hoảng COVID-19.

– Tuyên bố rằng WLP là bao gồm và mở cho tất cả các quốc gia và công ty đáp ứng các yêu cầu tối thiểu.

– Tuyên bố rằng WLP là sáng kiến bổ sung ​​của các tổ chức quốc tế như WCO và FIATA.

Nguyễn Tương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *